27 C
Hanoi
Thứ Tư, Tháng Năm 8, 2024
spot_img

Tương Lai Nghề Thu Mua Phế Liệu Truyền Thống

Vẫn là tiếng rao quen thuộc này và âm thanh lạch cạch của chiếc xe đạp len lỏi khắp ngõ phố. “Ngành công nghiệp” này được vận hành nhịp nhàng bởi chính những cô, những chị chịu khó nhặt nhạnh, bán mua từng chiếc dép cũ hay miếng sắt hoen gỉ nhưng vẫn tái chế được.

Nghiên cứu của các tác giả nước ngoài từ lâu đã chỉ ra: Mạng lưới đồng nát ở Hà Nội có đặc điểm và bản chất của một ngành “công nghiệp nông thôn”. Một nghiên cứu của Pháp đã mô tả cụ thể như sau: Một mạng lưới hoạt động dựa vào những nhân công gia đình với lực lượng lao động là những người nông dân, do đó, nếu có thể và khi cần, họ sẽ sẵn sàng dồn toàn lực cho nông nghiệp.

Như vậy đây vẫn là một công việc thời vụ lúc nông nhàn của những lao động nông thôn sống giáp ranh với các khu đô thị lớn như Hà Nội, TP. HCM. Mặc dù ưu điểm của hệ thống đồng nát hiện tại là hoạt động linh hoạt, dễ thích ứng với biến động của thị trường cung cầu, tuy nhiên với quy mô nhỏ lẻ và sự phụ thuộc lẫn nhau như vậy sẽ khiến cho việc phát triển, trở nên chuyên nghiệp hóa hoặc trở thành những doanh nghiệp, cơ sở tầm cỡ trở nên khó khăn. Ông Nguyễn Thi – chuyên viên vụ Pháp chế, Bộ Tài nguyên và môi trường chỉ ra thách thức rằng mạng lưới đồng nát hiện nay chưa có sự liên kết để tạo thành Hiệp hội.

“Hiệp hội đó đứng ra thảo luận được với Nhà nước, đưa ra chính sách, yêu cầu quan tâm bảo vệ họ”- ông Thi cho biết.

Ở các quốc gia phát triển, người dân mang rác đến trạm thu gom và nhận được tiền. Như vậy, đây sẽ là cạnh tranh với hệ thống đồng nát trong 10-20 năm nữa ở nước ta.

Khi thực thi Quy định trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) thì nhà sản xuất vừa tạo ra sản phẩm, vừa phải tái chế hoặc đóng tiền để tái chế sản phẩm đó. Chúng ta có thể hình dung rằng, lượng phế liệu trong cộng đồng sẽ ít đi, bởi từ sản phẩm để rác đã đi theo một quy trình. Ở một số quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản từng tồn tại nghề thu gom phế liệu nhưng nay đã mất đi khi hệ thống thu gom, tái chế đã hiện đại.

Cơ hội nâng cao thu nhập cho nghề đồng nát

Mạng lưới đồng nát từ thu gom đến tái chế đang được vận hành tự phát và thô xơ. Nhiều cơ sở, làng nghề tái chế đang gây ô nhiễm môi trường. Khi thúc đẩy ngành công nghiệp tái chế, đòi hỏi lượng phế liệu tập trung lớn, ổn định thì mạng lưới đồng nát mang tính thời vụ hiện nay sẽ khó lòng đáp ứng được. Chính vì thế phế liệu nhập khẩu vẫn ùn ùn đến nước ta.

Chuyên gia về chính sách và lập pháp –  bà Nguyễn Hoàng Phượng phân tích: “Thực thi trách nhiệm của nhà sản xuất sẽ giải được bài toán: thu gom hiện tại không đáp ứng đủ, quy cách cho các nhà tái chế chuyên nghiệp. Khi đó sẽ có một dòng tiền đổ vào hệ thống thu gom để thúc đẩy, giảm áp lực cho nhà nhập khẩu hiện tại. Bên cạnh sẽ tăng cường kiểm soát chất lượng phế liệu nhập khẩu… ”

Dựa vào thực tế ở Việt Nam, các chuyên gia nhận định nghề đồng nát sẽ không mất đi. Nó sẽ tồn tại song song với hệ thống thu gom công lập. Ông Nguyễn Thi cho rằng quy định trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất ra đời càng hỗ trợ cho nghề đồng nát chuyên nghiệp hơn và có thu nhập cao hơn.

Quy định này đòi hỏi các cơ sở tái chế phải đáp ứng được các tiêu chuẩn mới được tham gia vào EPR và nhận tiền từ nhà sản xuất, nhà nhập khẩu để tái chế sản phẩm, bao bì của họ, đó là: Có tư cách pháp nhân, chức năng và năng lực tái chế theo quy định của pháp luật; Có giấy phép môi trường bao gồm hoạt động tái chế theo quy định của pháp luật./.

Có thể bạn chưa biết

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

0988.25.1001
Liên hệ